KHOA THIẾT KẾ MỸ THUẬT- NHIẾP ẢNH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU – ĐIỆN ẢNH TP.HCM
I. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Địa chỉ: Khoa Thiết kế mỹ thuật-Nhiếp ảnh, Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh.
Email: thietke.skda@bvhttdl.gov.vn
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC, DANH SÁCH VIÊN CHỨC, GIẢNG VIÊN CỦA KHOA THIẾT KẾ MỸ THUẬT – NHIẾP ẢNH
TT | Họ và tên | Bằng cấp chuyên môn | Chức vụ, chức danh |
1 | Nguyễn Thị Thanh Thủy | Thạc sĩ lý luận và lịch sử mỹ thuật | Phụ trách ngành Thiết kế mỹ thuật |
2 | Đặng Việt Hà | Thạc sĩ mỹ thuật tạo hình | Giảng viên |
3 | Đoàn Thị Dung | Thạc sĩ NT Điện ảnh,Truyền hình | Phụ trách ngành Nhiếp ảnh |
4 | Đoàn Nhật Cường | Thạc sĩ NT Điện ảnh,Truyền hình | Giảng viên |
III. CÁC NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
STT | Ngành đào tạo | Trình độ | Mã ngành |
1 | Thiết kế mỹ thuật: thiết kế mỹ thuật sân khấu và thiết kế mỹ thuật điện ảnh | Cao đẳng | 6210406 |
2 | Nhiếp ảnh | Cao đẳng | 6210303 |
IV. GIỚI THIỆU CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA THIẾT KẾ MỸ THUẬT-NHIẾP ẢNH.
1. GIỚI THIỆU
– Thiết kế mỹ thuật của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh với nhiệm vụ đào tạo các chuyên ngành mỹ thuật sân khấu và mỹ thuật điện ảnh. Cùng với quá trình hơn 40 năm hình thành và phát triển của Nhà trường (từ Nghệ thuật Sân khấu II, Trường cao đằng Sân khấu – Điện ảnh, Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh), khoa Thiết kế mỹ thuật đã đào tạo nhiều thế hệ, nhiều cựu sinh viên đã trưởng thành, khẳng định mình bằng những kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo và có nhiều đóng góp cho Tp. Hồ Chí Minh và phía Nam
– Hiện tại, Thiết kế mỹ thuật có tổng số 2 giảng viên, trong đó 02 giảng viên có trình độ thạc sĩ, trong đó 01 giảng viên đang học nghiên cứu sinh. Ngoài công tác giảng dạy tại Trường, các thầy cô còn tham gia hoạt động trong lảnh vực nghệ thuật.
– Trong hợp tác đào tạo, khoa thường xuyên cùng sinh viên hợp tác với các Đoàn nghệ thuật, Trung tâm biểu diễn nghệ thuật, các doanh nghiệp thiết kế, quảng cáo nhằm trao đổi kiến thức kinh nghiệm, nâng cao chất lượng đào tạo. Khoa mời giảng viên thỉnh giảng có kinh nghiệm chuyên sâu; trình độ thạc sĩ trở lên đang làm việc tại các cơ sở đào tạo khác hoặc đang hoạt động trong các lỉnh vực nghệ thuật phù hợp với chuyên ngành đào tạo của khoa
2. CHỨC NĂNG:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học, thực hành, thực tập và sáng tác biểu diễn theo kế hoạch đã được phê duyệt;
+ Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn của khoa;.
3. NHIỆM VỤ:
a) Đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong Khoa, tham gia hội đồng tuyển chuyên môn đối với giảng viên khi có nhu cầu tuyển dụng. Đề xuất nhận nhiệm vụ đào tạo các trình độ, mở ngành, chuyên ngành đào tạo;
b) Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ viên chức, người lao động và người học;
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức, người lao động thuộc Khoa;
d) Quản lý toàn diện viên chức, người lao động, người học thuộc Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;
e) Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường tạo điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;
f) Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức thông báo đào tạo theo đúng quy định. Tổ chức các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường;
g) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp, bảo vệ tốt nghiệp;
h) Phối hợp với các đơn vị tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học cấp khoa, nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập và dự giờ, đánh giá giờ giảng của giảng viên;
i) Theo dõi, quản lý nề nếp giảng dạy, học tập của giảng viên, HSSV trên giảng đường, hoạt động của giảng viên chủ nhiệm lớp, hoạt động sinh hoạt của các lớp trong Khoa;
j) Quản lý kết quả học tập; điểm, bài thi các môn học; bài tốt nghiệp của các lớp. Công khai điểm thi, điểm chuyên cần của HSSV thuộc Khoa;
k) Phối hợp với các đơn vị liên quan xét khen thưởng, kỉ luật và các chế độ chính sách đối với HSSV đúng quy định và đúng kế hoạch;
l) Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý chất lượng hoạt động khoa học, công nghệ;
m) Đề xuất các giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập cần biên soạn và chọn người tham gia biên soạn. Tổ chức biên soạn, quản lý chương trình, giáo trình, đề cương môn học, đề cương bài giảng;
n) Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;
o) Tổ chức các lớp ngắn hạn về nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo đúng quy định;
p) Đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì, sửa chữa thiết bị dạy-học, thực hành, thực tập và thực nghiệm của Khoa;
q) Quản lý, tổ chức khai thác hiệu quả, đúng quy định cơ sở vậy chất trong phạm vị Khoa;
r) Chịu trách nhiệm quản lý và phân công công việc cụ thể cho từng viên chức, người lao động trong Khoa;
s) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.