THÔNG TIN
Thành lập từ năm 1976
Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 1597/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính Phủ. Với tiền thân được sáp nhập từ trường Nghệ Thuật Sân Khấu II (thành lập năm 1976) và Trường Điện Ảnh Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh (thành lập năm 1977).
Trường tọa lạc tại 125 Cống Quỳnh, Quận I Thành phố Hồ Chí Minh nơi trung tâm của thành phố, rất thuận lợi trong công tác cung ứng nguồn nhân lực về Sân khấu – Điện ảnh phục vụ lĩnh vực Văn hóa, nghệ thuật phía Nam của Đảng và Nhà nước.
Trường có các khoa đào tạo chuyên ngành diễn viên sân khấu – điện ảnh; đạo diễn sân khấu – điện ảnh; thiết kế; nhiếp ảnh; quay phim; biên kịch; hóa trang… với những giảng viên chuyên ngành, đam mê với nghề, tích lũy nhiều kinh nghiệm cùng các chương trình đào tạo đa dạng (như bồi dưỡng kiến thức; trung cấp; cao đẳng; Đại học; sau đại học) với mức độ chuyên sâu khác nhau, phù hợp với từng chuyên ngành theo từng chương trình.
Suốt quá trình hoạt động và phát triển, trường đã được ghi nhận những thành tựu nhất định, đóng góp tích cực cho sự phát triển trong lĩnh vực sân khấu – điện ảnh của Miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung, góp phần tạo dựng hình ảnh vị thế của Văn hóa, nghệ thuật Việt Nam trên trường quốc tế. Tham gia vào hội nhập trong nước và quốc tế.
Nhìn chung Nhà trường có nhiều sinh viên đang là những ngôi sao sáng giá trong hoạt động Sân Khấu – Điện Ảnh của thành phố và các tỉnh phía Nam. Nhiều sinh viên đọat các giải thưởng cao trong các đợt liên hoan phim truyện ngắn do Hội Điện Ảnh tổ chức, các liên hoan nghệ thuật khu vực, giải Triển vọng Trần Hữu Trang, giải Tài Năng trẻ toàn quốc cụ thể như:
Lĩnh vực Điện ảnh: Sinh viên và cựu sinh viên đã đạt những giải thưởng cánh diều vàng; cánh diều bạc trong Liên Hoan phim trong nước cũng như Quốc tế;
Lĩnh vực Sân khấu: Sinh viên và cựu sinh viên đã đạt những giải thưởng như huy chương vàng, huy chương bạc trong các cuộc Liên hoan Sân khấu toàn Quốc; Liên hoan Sân khấu quốc tế và Liên hoan Sân khấu tại các tỉnh thành.
Ngoài ra trường còn có quan hệ đối ngoại với một số trường,viện nghệ thuật một số nước như Pháp, Úc, Hàn quốc, Nhật bản… Trong thời gian qua, Trường đã cử một số đoàn nghệ thuật đi biểu diễn giao lưu ở Pháp, Nhật bản, Hàn quốc… Các chuyên gia nghệ thuật của một số quốc gia đã tham gia giảng dạy và giới thiệu chuyên đề dàn dựng các tác phẩm như: Giấc mộng đêm hè, Roméo và Juiliet, Taraka, Cuộc phiêu lưu của thi sĩ, Hạc chiều…Đây là các hoạt động quan trọng không chỉ giúp quảng bá hình ảnh của trường mà còn là cơ hội để các sinh viên và giảng viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các nghệ sĩ và nhà sản xuất nổi tiếng khác nhằm cập nhật và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm.
Tóm lại, trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường đại học nghệ thuật hàng đầu tại Việt Nam, với nhiều thành tựu và đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành nghệ thuật sân khấu và điện ảnh Việt Nam.
Sứ mạng
Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài trong các lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, múa, thiết kế mỹ thuật và truyền hình, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam và thực hiện thành công các mục tiêu về hội nhập quốc tế.
Tầm nhìn
Xây dựng Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 thành trường trọng điểm của quốc gia về đào tạo các ngành sân khấu, điện ảnh – truyền hình. Có cơ cấu ngành nghề phù hợp, gắn với đòi hỏi của thực tiễn xã hội; có hệ thống chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo tiên tiến, tiếp cận chuẩn mực quốc tế; phương thức đào tạo đa dạng, huy động được nguồn lực của toàn xã hội; đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giỏi, có phẩm chất chính trị, đủ năng lực và tiêu chuẩn tương đương trình độ quốc tế; cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện đại, mang tính chuyên nghiệp cao, gắn với đặc thù từng ngành học; quan hệ hợp tác quốc tế sâu rộng; phương pháp quản lý và mô hình quản trị đại học tiên tiến, hiệu quả, đạt các chuẩn mực khu vực và quốc tế.
Các giá trị cốt lỗi
- Đa dạng hóa loại hình đào tạo
- Hợp tác để phát triển
- Sáng tạo & tự do học thuật
- Khuyến khích đam mê
- Đoàn kết
- Ảnh hưởng tích cực
- Hội nhập
- Năng động