Ngày 20-11-2013, trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP. HCM vinh dự công bố vị phó giáo sư đầu tiên của trường, đó là PGS. TS. NGƯT Phan Thị Bích Hà – Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy nhà trường.
Từ lúc mới thành lập từ trường Cao đẳng Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh (vào ngày 10-07-1998, theo Quyết định số 125/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở sát nhập 2 trường Nghệ thuật Sân khấu II và Trường Điện ảnh Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh) cho đến nay, trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP. HCM xem đây là điểm mốc quan trọng trong sự nghiệp trồng người. Cũng nói thêm rằng, PGS. Phan Thị Bích Hà là phó giáo sư đầu tiên của trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM. Trước đây, Trường Điện Ảnh Việt Nam tại TP.HCM cũng đã có hai phó giáo sư, là PGS. Phạm Ngọc Trương và PGS. Trần Luân Kim.
Như vậy, lần đầu tiên, trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP. HCM mới có được một giảng viên có chức danh khoa học đáng quý như vậy.
PGS. TS. NSUT Phan Thị Bích Hà – Hiệu trưởng, BT Đảng ủy cùng các lãnh đạo trong ngày Nhà Giáo Việt Nam
Trong sự vui mừng, phấn khởi không chỉ của cá nhân PGS mà còn là của nhà trường, PGS. Phan Thị Bích Hà, chia sẻ: Tôi mong sự sự cố gắng của tôi với sự kiện này sẽ như một sự mở đầu cho nhà trường, từ đó trường sẽ tiến tới có them nhiều PGS cũng như giảng viên có chuyên môn cao để dần dần tiếp tục nâng cao bậc đào tạo lên cao học, nghiên cứu sinh, …
Thông tin khoa học của PGS.TS.NGƯT Phan Thị Bích Hà
Tên luận án: Văn học nghệ thuật truyền thống với phương cách biểu đạt của ngôn ngữ phim truyện Việt Nam. Người hướng dẫn: GS.TS Đình Quang. PGS.TS Phạm Ngọc Trương Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nghệ thuật Điện ảnh, Truyền hình Mã số: 62 21 50 01 Ngày và nơi bảo vệ: 20-1-2006 tại Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. IV. Hoạt động khoa học 1. Đề tài khoa học cấp Bộ/Tỉnh Chủ nhiệm ba đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, đã nghiệm thu: – Điện ảnh tài liệu Việt Nam từ 1954 đến 1965. – Điện ảnh tài liệu chiến tranh Việt Nam từ 1965 đến 1975. – Văn học nghệ thuật truyền thống với phim truyện Việt Nam. Tham gia với tư cách là thành viên trong ba đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: – Nghệ thuật sân khấu hát Bội. – Thiết kế mỹ thuật Điện ảnh. – Ứng dụng tin học vào công tác đào tạo sinh viên Điện ảnh. 2. Sách – Hiện thực thứ hai – (giải 3 của Hội Điện ảnh Việt Nam). – Văn học nghệ thuật truyền thống với phim truyện Việt Nam”- (Giải cánh diều của Hội Điện ảnh Việt Nam). – Lịch sử điện ảnh Việt Nam” (tập 1- viết chung – Giải A Hội Điện ảnh Việt Nam). – Hành trình nghiên cứu Điện ảnh Việt Nam, (viết chung). – Xã hội hóa hoạt động điện ảnh Điện ảnh (viết chung). Là dịch giả của 02 cuốn tiểu thuyết: – Thằn lằn trắng, – Tướng cướp Thổ Nhĩ Kỳ. Hơn 20 bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành, trong đó có Kỷ yếu Hội Điện ảnh Quốc tế.
|
Ban biên tập
Hình ảnh: Khoa Nhiếp ảnh